Để có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp này, bài viết sau đây sẽ cho bạn các bước cụ thể của quá trình cầu răng sứ. Bạn nên tìm hiểu kĩ và quyết định xem phương pháp này có phù hợp với tình trạng răng của bạn không?
CẦU RĂNG SỨ LÀ GÌ?
Cầu răng sứ là loại phục hình từng phần cố định dùng để phục hồi một hay nhiều răng bằng cách dùng các răng kế cận, các răng mất làm trụ để mang các răng giả. Cầu răng được nâng đỡ và dán vào các răng thật kế cạnh răng mất còn khỏe. Mỗi một cầu răng gồm 2 mão răng được gắn vào 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm giữa thay thế cho răng đã mất. Cầu răng được gắn chặt vào các răng trụ bằng xi măng và bệnh nhân không thể tự tháo ra được. Cầu răng có tác dụng duy trì sự ổn định cho cung răng và mặt phẳng nhai, phục hồi chức năng nhai, phát âm và thẩm mỹ. Cầu răng sứ chỉ thực hiện được với những tình trạng răng nhất định.
QUY TRÌNH LÀM CẦU RĂNG SỨ
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TÂM LÝ SẴN SÀNG VÀ TÌM HIỂU VỀ CẦU RĂNG SỨ
Khi thực hiện bất kì một phương pháp phục hồi răng nào bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một tư thế sẵn sàng bởi răng miệng là bộ phận nhạy cảm và đối với những ai có quá nhạy cảm hoặc không chịu được đau thì một tác động nhỏ đến răng cũng khiến bạn bị lo lắng và điều đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiến hành. Vì vậy, bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất xuất phát từ chính bệnh nhân. Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu những thông tin về phương pháp mà bạn lựa chọn trước khi nghe bác sĩ tư vấn để hiểu rõ và yên tâm hơn. Bạn cần chủ động và hoàn toàn sẵn sàng khi bạn đã tìm hiểu lựa chọn phương pháp phù hợp với bạn. Vì chỉ bạn mới biết bạn cần gì và cái gì tốt nhất cho bạn. Bác sĩ chỉ đưa ra những phương án để bạn lựa chọn và giúp bạn trong quá trình phục hồi răng mà thôi.
BƯỚC 2: ĐẾN PHÒNG KHÁM NHA KHOA THĂM KHÁM VÀ NGHE TƯ VẤN
Cầu răng sứ là phương pháp sử dụng răng thật để làm trụ nên đòi hỏi những chiếc răng này phải khỏe mạnh. Vì vậy trong lần thăm khám đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ chụp phim X-quang để đánh giá vùng răng bị mất cần phục hồi như thế nào. Dựa trên kết quả thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn những vấn đề liên quan đến phương pháp này (các loại cầu răng sứ, chi phí,..) và đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể. Nếu bạn đồng ý với kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chụp các góc mặt của bạn để có những tư liệu chính xác nhất phục vụ quá trình nghiên cứu tạo nên hàm răng mới phù hợp nhất với bạn đồng thời sau quá trình điều trị có thể đánh giá rõ nét nhất sự khác biệt giữa trước và sau khi thực hiện cầu răng sứ.
BƯỚC 3: VỆ SINH KHOANG MIỆNG VÀ GÂY TÊ
Trước khi bước vào quá trình phục hồi răng bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để làm sạch toàn bộ vi khuẩn tránh tình trạng viêm nhiễm trong quá trình thực hiện cũng như về lâu dài răng luôn được khỏe mạnh. Sau đó bác sĩ sẽ gây tê vùng răng mà bạn cần điều trị để làm giảm bớt cảm giác đâu nhức
BƯỚC 4: MÀI CÙI RĂNG VÀ LẤY DẤU RĂNG
Hai răng thật bên cạnh răng mất đi sẽ được mài nhỏ để làm cùi răng. Mài cùi là phương pháp bắt buộc nếu muốn răng bạn sau quá trình cầu răng sứ được khỏe mạnh. Mài cùi phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ, không nên mài cùi quá nhiều sẽ làm hỏng lớp men răng cũ làm răng yếu đi. Tuy nhiên nếu mài không cẩn thận, sơ sài thì răng không đủ khả năng làm trụ vì trụ răng cần chắc và bền vững lâu dài. Bác sĩ tiến mài cùi răng theo tỷ lệ phù hợp định sẵn trong kế hoạch điều trị. Răng sau khi mài sẽ đóng vai trò làm điểm tựa vững chắc để răng giả thực hiện tốt chức năng của mình. Thời gian mài cùi răng mất từ 10-20 phút cho một răng.
Khi răng đã được mài cùi bác sĩ sẽ lấy dấu răng. Bước lấy dấu răng sẽ giúp bác sĩ thiết kế cho bạn loại cầu răng phù hợp nhất với răng bạn. Thao tác này rất quan trọng bởi mão răng yêu cầu phải tương thích với cùi răng đảm bảo vấn đề thẩm mỹ và sinh hoạt sau phục hình. Thao tác này sẽ được các kỹ thuật viên labo thực hiện nên bạn hoàn toàn yên tâm.
BƯỚC 5: LẮP CẦU RĂNG
Cầu răng được hoàn thiện trong vòng 2-3 ngày tùy theo số răng cần phục hồi. Sau khi cầu răng được chế tác xong bác sĩ sẽ gắn cầu răng lên cùi răng đã mài. Trước khi gắn chặt cố định bác sĩ sẽ cùng bệnh nhân kiểm tra độ kênh, chệch của cầu răng sao cho cầu răng được khít với cùi và bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhất thì bác sĩ gắn chặt cầu răng bằng chất dính nha khoa chuyên dụng. Bạn sẽ không thể tháo lắp cầu răng trong quá trình sử dụng.
BƯỚC 6:TÁI KHÁM THEO LỊCH CỦA BÁC SĨ
Tuy quá trình thực hiện cầu răng rất nhanh và sau đó bạn hoàn toàn có thể không cần phụ thuộc vào bác sĩ quá nhiều nhưng cần phải tái khám theo lịch của bác sĩ để bác sĩ kiểm tra và kịp thời xử lý nếu răng bạn gặp vấn đề.
LỜI KẾT
Trên đây là các bước của một quá trình cầu răng sứ. Các thao tác này cần được thực hiện theo một quy trình nhất định và cẩn thận dựa trên sự hợp tác chặt chẽ của bác sĩ và bệnh nhân. Tuy không cần trải qua quá trình dài điều trị như niềng răng nhưng bất kì một phương pháp phục hồi răng nào cũng cần phải chăm sóc răng miệng sạch sẽ nếu muốn hàm răng bạn được bền lâu.