Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Laborum, id.

NIỀNG RĂNG MẮC CÀI KIM LOẠI

Chỉnh Nha Mắc Cài Thép Có Nhổ Răng

 

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?

Niềng răng mắc cài kim loại hay còn được ví von là “niềng răng sắt”. Phương pháp này được xem là nền tảng của các phương pháp chỉnh nha niềng răng hiện đại. Theo các tài liệu ghi chép về tiến trình phát triển của các phương pháp chỉnh nha thì niềng răng bằng mắc cài kim loại đã tồn tại từ rất lâu và hiệu quả đối với chỉnh răng hô, móm, thưa, lệch lạc từ khó đến phức tạp… Với chất liệu hợp kim không gỉ Niken – Titanium, niềng răng mắc cài kim loại có độ bền, cứng chắc, lực tác dụng đều và ổn định.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Chi phí chỉnh nha thấp
  • Thực hiện được những ca chỉnh nha khó
  • Thời gian điều trị ngắn

Vì sao phải nhổ răng khi niềng?

Niềng răng là phương pháp thông qua các khí cụ mắc cài, dây cung hoặc khay niềng để tác động lực kéo bền bỉ, liên tục, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí mong muốn trên cung hàm. Chính vì tính chất di chuyển của răng mà trên cung hàm cần phải có khoảng trống nhất định. Thế nên việc nhổ răng trước khi niềng là rất cần thiết, nhất là với những trường hợp hô vẩu, sai lệch nặng. Việc nhổ răng khi niềng chỉ được chỉ định khi cần thiết, với mục đích tạo điều kiện cho việc niềng răng được thực hiện thuận lợi và hiệu quả nhất.

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ khám răng – miệng tổng quát và xem xét, tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng. Sau khi phân tích các dữ liệu, bác sĩ sẽ cùng bạn thảo luận về kế hoạch của bạn trong suốt quá trình chình chỉnh nha. Nếu bạn niềng răng tại HT Dental, trước khi gắn mắc cài bạn sẽ cùng bác sĩ ký hợp đồng niềng răng để đảm bảo một quá trình điều trị không phát sinh chi phí và cam kết về kết quả sau khi kết thúc niềng răng.

Bước 2: Lấy mẫu, chụp hình răng: Các bác sĩ sẽ khảo sát cấu trúc xương hàm cụ thể, sau đó dựa trên kết quả chụp phim để đưa ra cho bạn lời khuyên nên chọn loại hình niềng răng nào cho phù hợp. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu, thu thập các thông tin quan trọng và chọn khí cụ chỉnh hình thích hợp nhất với bạn.

Bước 3: Lên phác đồ điều trị: Sau khi phân tích và đánh giá tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Phác đồ này diễn biến như thế nào còn tùy thuộc vào từng độ tuổi. Bác sĩ sẽ tư vấn sâu hơn về phác đồ điều trị như: bạn nên dùng loại mắc cài nào, niềng răng trong bao lâu, giá cả hết bao nhiêu và nên chăm sóc răng ra sao… Việc bạn có cần phải nhổ răng hay không cũng sẽ được bác sĩ quyết định vào lúc này 

Bước 4: Vệ sinh và điều trị các tổn thương răng cấp tính (clean răng):  Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra lại tình trạng răng, điều trị các bệnh lý như trám răng, cạo vôi răng, chữa tủy, trị viêm nha chu… 

Bước 5: Gắn mắc cài: Là việc gắn các dụng cụ niềng răng như mắc cài; dây cung, neo chặn lên răng và bắt đầu một quá trình dài với việc mang theo “1 số vật lạ” trong miệng của mình. Ở bước này, bác sĩ sẽ trực tiếp gắn thun tách kẽ cho bạn. Thun tách kẽ có tác dụng tạo khe hở giữa răng cần gắn và các răng kế cận. Sau đó, bác sĩ sẽ bắt đầu gắn mắc cài niềng răng. Dựa vào phác đồ điều trị ban đầu, bác sĩ sẽ theo dõi tiến trình sau đó lựa chọn thời điểm nhổ răng thích hợp.

Bước 6: Theo dõi, điều trị: Tái khám tháng thứ 2 cho đến khi kết thúc lộ trình đeo niềng răng mắc cài kim loại. Ở giai đoạn này thông thường sau 3 đến 6 tuần, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…

Bước 7: Tháo niềng và đeo hàm duy trì: Đến thời gian dự kiến như trong phác đồ điều trị và bản cam kết, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ trên răng của bạn. Thời gian sau đó để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại, bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì để ổn định răng.