Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Laborum, id.

CÁCH ĂN KHI MỚI NIỀNG RĂNG

Chắc hẳn những ai đang chuẩn bị bước vào quá trình niềng răng đều có chung một mối lo về chế độ ăn uống khi niềng răng, ăn như thế nào để không bị đau, chế độ trước và sau khi niềng có cần thay đổi gì không? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn giải tỏa những lo lắng ấy để hoàn toàn yên tâm trước khi niềng răng. 

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ KHI NIỀNG RĂNG 

Khi mới bắt đầu quá trình niềng răng bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn và hoạt động cơ miệng. Quá trình này không hề đơn giản vì miệng là bộ phận rất nhạy cảm lại tiếp xúc trực tiếp với răng nên ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt. Bạn sẽ mất vài tuần để thích nghi dần với những cơn đau đặc biệt là khi bạn nhai thức ăn. Vì vậy việc lựa chọn thức ăn phù hợp trong thời gian này rất quan trọng. Dĩ nhiên không nên có quan niệm là niềng răng phải kiêng ăn, chỉ được ăn cháo “cầm hơi”, uống sữa qua ngày. Điều này hoàn toàn không khoa học. Bạn nên có chế độ ăn hợp lý vì thức ăn ở Việt Nam rất đa dạng và có nhiều thực phẩm cung cấp dưỡng chất tốt cho quá trình phục hồi răng mà bạn không nên bỏ qua đâu. 

Ăn gì khi niềng răng? 

THỨC ĂN PHÙ HỢP CHO NGƯỜI NIỀNG RĂNG 

  • Bạn nên chọn các loại thực phẩm được chế biến từ sữa như: phô mai, bơ, bánh, các loại sữa chua, sữa tươi vừa cung cấp canxi cho răng vừa dễ ăn lại không phải nhau quá nhiều trong thời kỳ răng đang nhạy cảm.  
  • Đồng thời bạn nên ăn các thức ăn bổ sung tinh bột cho bạn như: ngũ cốc, súp, yến mạch. Các thực phẩm này có thể thay thế cho cơm trong trường hợp bạn không thể ăn cơm được, vừa dễ ăn lại ngon miệng không cảnh hưởng đến quá trình nhai 
  • Những món ăn chế biến từ trứng mềm, dễ nhai và rất đa dạng. 
  • Ngoài ra bạn có thể cải thiện bữa ăn của bạn bằng thịt băm, thịt viên, hải sản. Tuy nhiên những thực phẩm này phải được chế biến kĩ, mềm, nhằm đảm bảo cho cơ thể chúng ta được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thức ăn phải được ninh thật nhừ để trong quá trình ăn không phải dùng lực nhai quá nhiều sẽ làm bong tuột mắc cài 
  • Đừng quên cung cấp chất xơ cho cơ thể, cung cấp vitamin C từ hoa quả, rau củ. Rau củ có thể chế biến thành súp để dễ ăn. Hoa quả cung cấp chất khoáng, nên chọn các loại hoa quả mềm như chuối, xoài và nên cắt nhỏ trước khi ăn nhé. 

THỨC ĂN HẠN CHẾ KHI NIỀNG RĂNG 

  • Thực phẩm cứng như kẹo, bánh cu đơ, các loại hạt. Những thực phẩm này khi ăn đòi hỏi phải có sự tác động mạnh của răng có thể làm tuột mắc cài nếu tác động quá mạnh. 
  • Các loại thực phẩm phải cắn, gặm như xương, thịt gà,…  
  • Thực phẩm dai: bánh mì, pizza, các loại kẹo mềm. Những thức ăn này khi bám dính vào răng rất khó vệ sinh, gây axit cho răng làm sâu răng. 
  • Rau, củ quả quá cứng, chua và dễ dính vào răng như: quả ổi, thanh long, xoài,  mận,… 
  • Các thực phẩm dính như: socola, kẹo dẻo, phomai, kẹo cao su,… 
  • Tránh ăn quá nhiều tinh bột và đường đặc biệt là nước có gas vì các những thức phẩm này khi ăn sẽ sản sinh ra các loại axit gây sâu răng, viêm lợi và rất khó để chăm sóc 

 

ĐIỀU CHỈNH CÁCH ĂN CHO ĐÚNG  

ĂN NHẸ NHÀNG 

Ăn nhẹ nhàng 

Thói quen ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những tác động xấu xảy ra cho răng bạn. Dù bạn ăn bất kì loại thực phẩm nào thì bạn cũng nên ăn nhẹ nhàng, từ tốn. Bởi bất kì một lực nào dù là nhỏ khi tác động đến răng cũng khiến bạn đau điếng. Khi nhai bạn nên dùng răng hàm bởi răng hàm thường cứng và dày hơn các răng khác và ở ngay đầu lưỡi nên việc ăn sẽ thuận tiện hơn.  

ĂN CHẬM NHAI KĨ 

Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, kiên nhẫn trong khi ăn sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, hạn chế đau đớn. Ăn nhanh sẽ khiến cơ miệng hoạt động mạnh hết công sức gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. 

CHIA NHỎ THỨC ĂN  

Dù thực phẩm có mềm, dễ nhai bạn cũng cần chia nhỏ thức ăn để thức ăn hạn chế mắc vào răng. Dùng dao cắt nhỏ thức ăn, tách rời các hạt trước khi ăn. Cách này giúp bảo vệ răng khỏi hư hại và ăn uống được dễ dàng hơn rất nhiều.  

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG SAU KHI ĂN 

Vệ sinh răng bằng chỉ tơ nha khoa 

Vệ sinh răng miệng sau khi ăn là rất cần thiết nhất là với những người đang trong quá trình điều trị răng. Trong miệng có rất nhiều kẽ hở là nơi vi khuẩn thường xuyên tích tụ. Việc chăm sóc răng miệng sẽ giúp loại bỏ những cặn vướng lại khi ăn, làm sạch mắc cài. Nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải nhẹ, lông mềm. Đồng thời kết hợp với dùng chỉ nha khoa làm sạch hoàn toàn các kẽ răng. Bạn nên gặp bác sĩ khi gặp các vấn đề về răng nếu nhận thấy điều bất thường. 

 LỜI KẾT 

Trong thời gian thực hiện niềng răng việc ăn uống cũng như chăm sóc răng miệng ít nhiều sẽ gặp khó khăn. Do đó, chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp lý và điều chỉnh cách ăn để không làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha, đảm bảo hiệu quả cao nhất như bạn mong muốn. 

 

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *