Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Laborum, id.

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN NONG HÀM KHI NIỀNG RĂNG

Nong hàm là “công cụ” hỗ trợ giúp quá trình chỉnh nha được an toàn và hiệu quả. Nong hàm ngày càng được phổ biến và được các bệnh nhân chỉnh nha hướng tới vì sự tiện lợi của nó bởi không cần dùng đến phương pháp nhổ răng. 

 NONG HÀM LÀ GÌ? 

Nong hàm 

Mục đích chính của niềng răng là sử dụng các khí cụ cố định hay tháo lắp nhằm thay đổi, sắp xếp lại khuôn răng về đúng vị trí như mong muốn. Thông thường, khi bác sỹ tiến hành niềng răng sẽ tạo khoảng trống để các răng có thể di chuyển. Điều này buộc bác sĩ phải chẩn đoán tình trạng răng của bệnh nhân xem có quyết định nên nhổ răng hay không vì nhổ răng giúp loại trừ những răng gây chen chúc khiến các răng khác không có chỗ di chuyển làm cản trở quá trình niềng răng. Tuy nhiên nhổ răng gây nên nỗi lo cho những người muốn chỉnh nha. Nhưng ngày nay với sự xuất hiện của nong hàm bạn hoàn toàn có thể yên tâm không làm đụng chạm đến răng của bạn mà niềng răng vẫn đạt hiệu quả cao. Nong hàm là công cụ giúp nới rộng diện tích cung hàm tạo khoảng trống để răng di chuyển khi niềng. Khi tiến hành nong hàm, bệnh nhân sẽ đeo khí cụ, đẩy các răng trên hãm giãn cách, mở rộng vòm miệng. Sau đó, khoảng trống giữa 2 xương sẽ được lấp đầy, sau thời gian xương mới hình thành làm hàm rộng ra. Lúc này mới tiến hành quá trình niềng răng. 

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN NONG HÀM KHI NIỀNG RĂNG? 

Nong hàm là quá trình thay thế nhổ răng vừa không gây đau đớn lại đảm bảo răng được bảo tồn. Thực hiện nong hàm khi xương hàm trên hoặc xương hàm dưới hẹp hơn hẳn so với hàm còn lại. Sau khi đã thăm khám, chụp CT, đưa ra nhận xét và được sự đồng ý của bệnh nhân bác sĩ mới tiền hành thực hiện. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nó có thể làm phá vỡ cấu trúc vòm họng của bạn. Với những răng chỉ cần tiểu phẫu vẫn nên nhổ để đảm bảo được an toàn và nhanh chóng.  

 VÒM HÀM BỊ HẸP 

 

Vòng hàm hẹp 

Dựa trên cấu trúc tổng thể của khuôn mặt và cấu trúc xương hàm mà nhận biết vòng hàm có bị hẹp hay không. Khi xương hàm trên hẹp hơn so với xương hàm dưới hoặc cả 2 xương hàm nhỏ hơn so với tỷ lệ khuôn mặt nghĩa là vòm họng không đủ chỗ cho các răng dịch chuyển thì nên thực hiện nong hàm. Chính vì thế khi niềng răng bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng phải kết hợp với nong hàm để tạo sự cân đối cho xương hàm trong quá trình niềng răng. Bệnh nhân sẽ không phải nhổ bất kì chiếc răng nào bởi nong hàm sẽ mở rộng vòm miệng tạo khoảng trống để thuận lợi cho việc di chuyển răng. 

 VÒM HÀM QUÁ NHỎ 

Vòng hàm quá nhỏ 

Người trưởng thành thường sẽ có 28-32 răng tuy nhiên với những người vòm hàm quá nhỏ không đủ chỗ chứa các răng sẽ làm răng mọc chen chúc, lộn xộn. Trong trường hợp này sẽ có 2 phương pháp. Thứ nhất khi tình trạng răng nhẹ thì nên nhổ răng không cần nong hàm để đảm bảo không phá vỡ cấu trúc khuôn mặt đồng thời tiết kiệm thời gian. Thứ hai là với tình trạng răng nặng nên kết hợp cả nong hàm và nhổ răng làm ổn định phần xương hàm trước khi tiến hành niềng răng. 

 HÀM BỊ LỆCH 

Khi một trong hai hàm không được cân đối, méo hẳn về 1 bên gọi là khớp cắn lệch lạc. Trường hợp nếu chỉ một bên trái, phải bị lệch chỉ cần nong rộng 1 bên hàm sao cho tương xứng với bên còn lại và tỷ lệ khuôn mặt được cân đối là đạt yêu cầu. 

 THỜI GIAN THỰC HIỆN NONG HÀM 

So với nhổ răng, nong hàm mất thời gian và chi phí hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ gắn lên hàm cần mở rộng sau đó từ từ đẩy các răng hàm trên cách xa nhau. Lúc này vòm miệng sẽ hình thành xương mới giúp xương hàm được mở rộng tạo khoảng cách di chuyển cho các răng. Thời gian thực hiện nong hàm sẽ trong khoảng 1-3 tháng tùy từng tình trạng hàm khác nhau. 

LỜI KẾT 

Nong hàm là kỹ thuật chỉnh nha đặc biệt. Vì đặc biệt nên bạn cần tìm hiểu kĩ và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ để có được phương pháp đem lại hiệu quả nhất cho bạn. 

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *